Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

Huyết thanh là gì? Huyết thanh có ứng dụng gì trong y học?

Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe những thuật ngữ trong y học như huyết thanh, huyết tương, bạch cầu,...Đã bao giờ bạn tự hỏi, những chất này trong cơ thể đóng vai trò như thế nào chưa? Những căn bệnh có thể mắc phải liên quan đến thành phần này? Chắc hẳn là chưa bao giờ đúng không. Hôm nay, bạn hãy cùng với Viknews Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé!!!

Huyết thanh là gì?

Khi phân tích các thành phần có trong máu chúng ta có thể nhìn thấy, trong máu có hai thành phần chính. Thành phần bao cầu bao gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Phần thứ hai chính là huyết tương. Huyết tương là thành phần chủ yếu trong máu, chiếm đến 91%, là một loại chất lỏng có màu vàng nhạt. Trong huyết tương có chứa một số muối trung hoà và có độ kiềm nhẹ. Đây có thể nói là nơi hoà tan các chất dinh dưỡng cần thiết để vận chuyển đến các cơ quan khác nuôi cơ thể.

[caption id="attachment_39829" align="aligncenter" width="600"]huyết thanh là gì? Huyết thanh là gì?[/caption]

Vậy huyết thanh có liên quan gì đến huyết tương hay không?  Câu trả lời là có, huyết thanh là huyết tương khi đã loại bỏ chất chống đông, còn thành phần trong huyết thanh có lẽ không thay đổi nhiều so với huyết tương. Huyết thanh có màu nhạt và trong hơn huyết tương.

Ngoài ra, người ta còn dùng huyết thanh để chỉ một số dung dịch truyền vào cơ thể để bù lại những chất bị thiếu hụt. Chúng ta có huyết thanh ngọt là dung dịch glucozo 5%, 20% hay huyết thanh mặn chỉ dung dịch Natriclorua 0,9%. Cần phân biệt rõ, loại huyết thanh này không hề giống huyết thanh là thành phần có trong máu.

Huyết thanh có vai trò như thế nào trong cơ thể?

Trong huyết thanh có chứa nhiều thành phần có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Người ta sử dụng huyết thanh để bổ sung cho cơ thể khi cơ thể có dấu hiệu thiếu hụt miễn dịch, dị ứng. Ngoài ra, sử dụng huyết thanh trong phòng và chữa nhiễm trùng rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, các loại huyết thanh điều chế có tác dụng kháng nhiều loại bệnh như ho gà, sởi, uốn ván, ...., một số loại khác có tác dụng ngừa viêm gan B, quai bị,....

Huyết thanh trong cơ thể đóng vai trò rất quan trọng khi nói là trung gian vận chuyển các chất dinh dưỡng và các chất khí đi nuôi cơ thể. Bạn có thể tưởng tượng được rằng khi cơ thể không có huyết thanh hay chưa? Chắc hẳn đó là một điều rất kinh khủng.

Huyết thanh và huyết tương có giống nhau hay không?

[caption id="attachment_39830" align="aligncenter" width="550"]huyeest thanh là gì? Huyết thanh và huyết tương có giống nhau không?[/caption]

Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm tìm kiếm. Thông thường, người ta hay nhầm giữa hai loại chất này. Huyết thanh là phần huyết tương khi đã loại bỏ chất chống đông. Có thể nói chúng không khác nhau là mấy, các thành phần trong huyết thanh và huyết tương không có gì khác biệt. Tuy nhiên, để ứng dụng trong y học và chữa trị và phòng chống các bệnh người ta dùng huyết thanh là chủ yếu vì thành phần không có chất chống đông và độ tinh khiết cao hơn rất nhiều.

Khi tiêm huyết thanh cần lưu ý những gì?

Tiêm huyết thanh là phương pháp nhanh và hiệu quả để bổ sung các chất thiếu hụt cho cơ thể. Trước khi tiêm huyết thanh cần phải hỏi bệnh nhân tiền sử đã tiêm huyết thanh bao giờ chưa để có thể lựa chọn liều lượng cho phù hợp để không gây ra phản ứng.

[caption id="attachment_39833" align="aligncenter" width="660"]huyết thanh là gì? Khi tiêm huyết thanh cần lưu ý gì?[/caption]

Trước khi tiêm, nên làm thử nghiệm phản ứng bằng cách pha loãng lượng nhỏ huyết thanh với dung dịch Nacl để tiêm vào cơ thể. Nếu phần da dưới vết tiêm nổi ửng đỏ sau 15-20 phút cần ngưng ngay lập tức vì cơ thể đã có dấu hiệu phản ứng. Trong trường hợp bắt buộc phải tiêm thì nên đưa từng lượng nhỏ dần dần vào cơ thể và theo dõi quá trình hấp thụ huyết thanh có gì bất thường hay không để có biện pháp xử lí kịp thời.

Khi lựa chọn phương pháp tiêm huyết thanh cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Tránh đến những nơi như phòng khám vì chất lượng huyết thanh khó để kiểm soát và huyết thanh dễ nhiễm trùng, nếu đưa vào trong cơ thể sẽ khiến cơ thể mắc các loại bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, .....

Xem thêm: Mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Coi bài nguyên văn tại : Huyết thanh là gì? Huyết thanh có ứng dụng gì trong y học?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2X8eSOF
via IFTTT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét