Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Google đang triển khai Wi-Fi miễn phí tại Việt Nam

Kinh nguyệt màu nâu và ra ít có phải là dấu hiệu của bệnh?

Kinh nguyệt không bình thường luôn là sự báo hiệu về một tình trạng hoặc nguyên do nào đó đang xảy ra bên trong cơ thể nữ giới. Một số chị em phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt thấy máu kinh nguyệt màu nâu và ra ít. Vậy đây có phải là biểu hiện của bệnh lý gì hay có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không? Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu thêm nhé!

Lý do khiến máu kinh nguyệt màu nâu và ra ít

Máu kinh nguyệt màu nâu và ra ít có thể là triệu chứng cảnh báo nữ giới đang gặp phải một số vấn đề cụ thể như sau:

[caption id="attachment_40636" align="aligncenter" width="600"]Kinh nguyệt màu nâu và ra ít Nguyên nhân khiến kinh nguyệt màu nâu và ra ít[/caption]

Mắc bệnh phụ khoa

Nếu chị em bị mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, cũng có thể nhận thấy hiện tượng máu kinh nguyệt có màu nâu và ra ít bất thường, thêm nữa là vùng kín có mùi hôi, tiết dịch khí hư bất thường, ngứa rát. Tốt nhất nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa vì có thể đang mắc những bệnh: Viêm nấm âm đạo, viêm vùng chậu, các bệnh lý tử cung....

Do đang mang thai

Nhiều chị em ngạc nhiên khi thấy âm đạo ra máu màu nâu. Đây là dấu hiệu của việc "dậu thai" - một trong những tín hiệu cho thấy bản thân của phái nữ đã chuẩn bị làm mẹ. Thường hiện tượng máu nâu xuất hiện là do phôi thai sau khi di chuyển vào tử cung làm tổ, đã tác động nên làm bong tróc lớp niêm mạc tử cung, gây ra hiện tượng xuất huyết nhẹ. Hiện tượng này sẽ tự biến mất trong khoảng 3 tháng đầu tiên.

Suy giảm nội tiết tố

Việc mất cân bằng từ Hormone trong cơ thể của chị em trước ngày hành kinh cũng là nguyên nhân khiến âm đạo tiết dịch màu nâu, kinh nguyệt bị trì trệ so với những lần chu kỳ trước đó.

Suy giảm của buồng trứng, tuyến giáp

Buồng trứng và tuyến giáp là 2 cơ quan rất quan trọng trong sản sinh ra các nội tiết tố, ảnh hưởng nhiều đến việc sinh sản của các chị em. Trường hợp 1 trong 2 cơ quan chức năng sinh sản này suy giảm sẽ dẫn đến triệu chứng rối loạn kinh nguyệt. Khiến cho kinh nguyệt màu nâu và ra ít, thời gian kinh nguyệt kéo dài.

U xơ cổ tử cung và polyp tử cung

U xơ và polyp tử cung gây tắc nghẽn, cản trở sự lưu thông máu trong kinh nguyệt từ tử cung ra đến cổ tử cung và âm đạo.

[caption id="attachment_40637" align="aligncenter" width="750"]Kinh nguyệt màu nâu và ra ít Kinh nguyệt màu nâu và ra ít có thể do u xơ tử cung[/caption]

Căng thẳng mệt mỏi

Tâm trạng ảnh hưởng nhiều đến kinh nguyệt. Do đó,nếu nhận thấy máu kinh nguyệt có màu nâu và ra ít, thị có thể vì  tâm trạng không ổn định, căng thẳng kéo dài… làm trị trệ ngày hành kinh, ảnh hưởng luôn đến màu sắc của kinh nguyệt.

Tác dụng của thuốc

Chị em nếu dùng thuốc tránh thai thường xuyên hoặc những loại thuốc kháng sinh chống đông máu, thuốc an thần, thuốc tránh thai khẩn cấp… có thể đã gây nên những đảo lộn của chu kỳ kinh nguyệt, trong đó có tình trạng bất thường như máu kinh ra ít và có màu nâu.

Nạo phá thai không an toàn

Nạo phá thai không an toàn dẫn đến rất nhiều biến chứng như nhiễm trùng tử cung, dính tử cung gây đổi màu kinh nguyệt.

Chị em nên làm gì khi kinh nguyệt màu nâu và ra ít

Nếu thấy kinh nguyệt màu nâu và ra ít, chị em cần bình tĩnh và đến ngay địa chỉ y tế uy tín để được bác sĩ, chuyên gia thăm khám kỹ lưỡng. Thông qua các xét nghiệm và dựa vào kết quả, các bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân và gia đình.

[caption id="attachment_40638" align="aligncenter" width="740"]Kinh nguyệt màu nâu và ra ít Nên làm gì khi kinh nguyệt màu nâu và ra ít[/caption]

Bên cạnh đó, cần chú ý thực hiện theo những lời khuyên sau:

  • Xem xét lại chế độ ăn uống hàng ngày. Thực đơn dinh dưỡng cần được cân đối hợp lý, khoa học, đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết.
  • Nên bổ sung đủ nước (trung bình 2 lít mỗi ngày) giúp mang lại sức khỏe thật tốt.
  • Vệ sinh âm đạo kỹ lưỡng, nhất là trong những ngày bị hành kinh, hay thời gian mang thai, bởi đây là lúc cơ thể dễ bị các tác nhân gây hại tấn công nhất.
  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn với các bài tập vận động nhẹ nhàng để giúp cơ thể linh hoạt, tăng sức đề kháng, chống đỡ được các tác nhân nguy hiểm bên ngoài và trao đổi chất tốt.
  • Cứ 6 tháng/lần, nên đi tiến hành thăm khám và xét nghiệm phụ khoa, khám bệnh tổng quát để có thể phát hiện nhanh chóng và chuẩn xác các bệnh nguy hiểm.

Vậy là chị em đã biết được các nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt màu nâu và ra ít rồi phải không nào. Tốt nhất nên đi thăm khám bác sỹ để xem mình có bị bệnh gì không. Nếu khám sớm, phát hiện bệnh sớm sẽ được xử lý kịp thời, tránh để lại hậu quả gì đáng tiếc về sau.

Xem thêm: Sau bao lâu thì tinh trùng hồi phục? Cách khiến tinh trùng hồi phục nhanh bất ngờ

Xem bài nguyên mẫu tại : Kinh nguyệt màu nâu và ra ít có phải là dấu hiệu của bệnh?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2UTHmiH
via IFTTT

Trị ho cho trẻ: Trẻ bị ho có ăn được lươn không?

Theo quan niệm dân gian, trẻ bị ho không nên ăn các loại đồ tanh. Nên nhiều mẹ có thắc mắc nhỏ là trẻ bị ho có ăn được lươn không. Do thịt lươn thuộc nhóm thức ăn tanh, có thể khiến tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy liệu quan niệm này có đúng? Hãy cùng Viknews Việt Nam đi tìm câu trả lời qua bài viết sau:

Trẻ bị ho có ăn được lươn không?

Ho là phản ứng hết sức tự nhiên của cơ thể giúp đẩy các dị vật, đờm... ra khỏi đường hô hấp. Giúp hệ hô hấp hoạt động bình thường. Trẻ em thường rất hay bị ho do thay đổi thời tiết hoặc do một số bệnh lý về đường hô hấp.

Theo quan niệm dân gian, lươn có vị tanh, da nhiều nhớt nên trẻ bị ho ăn lươn sẽ kích thích hệ hô hấp, sinh thêm nhiều đờm nhớt và ho nặng hơn.

[caption id="attachment_40628" align="aligncenter" width="750"]Trẻ bị ho có ăn được lươn không 1 Nhiều người cho rằng lươn bị tanh nên trẻ không nên ăn[/caption]

Tuy nhiên, khoa học chưa chứng minh được việc ăn lươn sẽ khiến tình trạng ho nặng hơn.

Ngược lại, khoa học chứng minh được răng lươn là một món ăn bổ dưỡng, thậm chí, còn là một loại thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh.

Nguồn dinh dưỡng dồi dao trong lươn phải kể đến protid, lipid, Ca, P, Mg, Fe, vitamin B1, B2, B6, PP và vitamin D. Lươn tính ôn, vị ngọt, cực kỳ nhiều công dụng như bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt, thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương, rất tốt cho người bị lao lực, người thể trạng nhiệt, người thiếu máu, gầy còm mệt mỏi, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt, trẻ em gầy yếu, xanh xao…

Vì thế, đối với thắc mắc: trẻ bị ho có ăn được lươn không? Câu trả lời là  hoàn toàn có thể ăn được, không phải kiêng khem khắc khe như nhiều mẹ vẫn nghĩ.

Bởi khi bị ho, các loại vi khuẩn gây hại sẽ có cơ hội tấn công cơ thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Do đó, đây phải là thời điểm trẻ cần được bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng cao để nâng cao sức đề kháng. Lươn hay hải sản giàu đạm, dễ tiêu hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ cực tốt.

Trẻ bị ho có cần kiêng đồ tanh?

Theo các chuyên gia thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ bị ho phần lớn rất biếng ăn và cần được chăm sóc đúng cách và đặc biệt để chóng bình phục.

[caption id="attachment_40629" align="aligncenter" width="750"]Trẻ bị ho có ăn được lươn không 1 Trẻ bị ho có cần kiêng đồ tanh?[/caption]

Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị ho. Nhưng nếu bắt trẻ kiêng các món như thịt gà, cá, cua,… trong thời gian này là hết sức sai lầm. Không cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ làm cho trẻ trở nên yếu hơn, lâu khỏi ho hơn.

Theo các bác sĩ thuộc Hội Đông y Việt Nam, trừ trường hợp trẻ bị ho do hen suyễn thì mới cần tránh những thức ăn khiến cho người bệnh hay bị dị ứng gây ho hay lên cơn hen như trứng, tôm, cua, cá, sữa bò…

Nếu không bị dị ứng thì không cần kiêng ăn. Trẻ đang điều trị ho bằng thuốc đông y thì có thể xem xét kiêng ăn tùy theo thang thuốc, vị thuốc, chứ không bắt buộc phải kiêng khem quá nhiều thứ.

Do đó, mẹ có thể yên tâm cho trẻ ăn phong phú với các loại thực phẩm tôm, cua, cá, lươn… để giúp bé thay đổi khẩu vị, ăn được nhiều hơn và mau khỏe hơn.

Trẻ bị ho nên kiêng gì?

  • Khi trẻ ho, nên tuyệt đối kiêng đồ lạnh vì chúng sẽ gây kích thích và tổn thương niêm mạc đường hô hấp, làm cho các cơn ho trở nên dữ dội hơn.
  • Nên tránh các thức ăn cay, đồ ăn mặn, đồ chiên xào, nhiều chất béo, đồ quá ngọt vì chúng sinh đờm, khiến ho có đờm trầm trọng hơn.

Tham khảo bài thuốc từ lươn giúp trẻ khỏe mạnh

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị thịt lươn 300g; đương quy, đẳng sâm, gừng tươi mỗi thứ 15g; hành tây 25g, muối ăn vừa đủ.

Cách làm: Mẹ rửa sạch lươn, cắt khúc, đương quy và đẳng sâm cho vào túi vải, buộc chăt rồi bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước vào nồi nấu trong 1 giờ. Vớt bỏ túi thuốc, thêm một số gia vị như hành, gừng, muối, nấu thêm 1 giờ nữa là được. Mẹ múc ra bát cả phần cái và phần nước, đợi nguội bớt rồi cho trẻ ăn.

[caption id="attachment_40630" align="aligncenter" width="640"]Trẻ bị ho có ăn được lươn không 3 Bài thuốc từ lươn giúp trẻ khỏe mạnh[/caption]

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị 1 con to, kê nội kim 6g, hành, gừng, nước tương, muối, rượu vang, bột ngọt vừa đủ.

Cách làm: Lươn bỏ nội tạng, rửa sạch, cắt đoạn dài 6cm; kê nội kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn. Cho thêm hành, gừng, rượu, muối, nước tương, dùng lửa lớn chưng chín. Mẹ bắc ra, để nguội bớt là có thể cho trẻ dùng được.

Lưu ý khi mẹ nấu thịt lươn thì cần nấu chín kỹ để tránh đưa vi khuẩn vào người bé gây nhiều bệnh khác. Do lươn là động vật sống dưới bùn lầy nên dễ có các loại ký sinh trùng, chúng chỉ có thể bị diệt sạch ở nhiệt độ cao.

Hi vọng qua bài viết trên, mẹ đã có được câu trả lời cho câu hỏi: trẻ bị ho có ăn được lươn không. Trẻ bị ho vẫn có thể ăn lươn được do trong lươn rất giàu dưỡng chất, giúp bồi bổ thêm dinh dưỡng cho trẻ, nâng cao sức đề kháng, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

Xem thêm: Mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Xem nguyên bài viết tại : Trị ho cho trẻ: Trẻ bị ho có ăn được lươn không?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2IERQf8
via IFTTT

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Giải đáp thắc mắc: Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết

Tụ màng dịch nuôi là hiện tượng khá thường gặp ở những mẹ mang thai những tháng đầu. Nếu không chú ý và làm theo chỉ định của bác sĩ thì có thể dẫn đến sảy thai. Vậy tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu thêm về vấn đề trên.

Vậy tụ dịch màng nuôi là gì?

Bà bầu có thể bị tụ dịch màng nuôi khi thai nhi chưa đủ 22 tuần tuổi. Hiện tượng này chính là tụ máu tại khoảng không gian giữa nhau thai với tử cung. Khi dịch máu bị tụ lại lớn dần sẽ khiến nhau thai bị bóc tách khỏi tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.

[caption id="attachment_40616" align="aligncenter" width="750"]tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết Tụ dịch màng nuôi là gì?[/caption]

Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị tụ dịch màng nuôi

Một trong những dấu hiệu nhận biết đơn giản nhất để phát hiện bị tụ dịch màng nuôi đó là chảy máu âm đạo. Thường mới đầu sẽ chỉ ra một ít dịch do lượng máu tụ không lớn, chỉ khi bà bầu đi siêu âm mới phát hiện được (có cục máu tụ hoặc dấu hiệu túi thai bóc tách).

Một số dấu hiệu cụ thể để nhận biết bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo: Đó có thể là máu màu nâu hoặc đỏ tươi, một số trường hợp nặng có thể ra cả máu cục. Nếu ra máu cục thì nên đi khám bác sỹ ngay.
  • Âm đạo tiết dịch bất thường: Nếu bà bầu thấy âm đạo xuất hiện nhiều dịch phát hiện qua đi vệ sinh. Hay trên đồ lót xuất hiện dịch màu nâu, hồng nhạt
  • Thường xuyên đau bụng âm ỉ, đau mỏi vùng thắt lưng.

Nhiều bà bầu cảm thấy lo lắng  không biết bị tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm?

Theo nhiều chuyên gia, tụ dịch màng nuôi là hiện tượng bình thường, mẹ chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ. Theo thời gian, tụ dịch sẽ có thể tự tiêu và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân dẫn đến tụ dịch màng nuôi

Thực ra, nguyên nhân chính xác khiến tụ dịch màng nuôi vẫn chưa xác định được.

Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể là do trứng bị tách khỏi tử cung trong giai đoạn đầu, dần dần dẫn đến sự hình thành của các cục máu trong tử cung. Phụ nữ trên 35 tuổi khi mang thai sẽ dễ gặp phải tình trạng này hơn.

[caption id="attachment_40617" align="aligncenter" width="750"]tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết Nguyên nhân chính xác gây ra tụ dịch màng nuôi vẫn chưa xác định được[/caption]

Một lý do nữa đó là phụ nữ mang thai nhưng có nội tiết kém hoặc phụ nữ trong lần đầu mang thai hay di chuyển và vận động mạnh, vận động nhiều  cũng có thể khiến cho thành tử cung bị rỉ máu hay bị ra dịch máu hồng. Cũng có người máu bị tụ lại trong tử cung, bám dưới bánh rau hay túi ối...Khi dịch này tăng dần khiến tử cung co bóp và đẩy máu tụ ra ngoài. Khi đó, thai nhi mới hình thành nên nhiều khi trong quá trình co bóp đẩy máu ra ngoài kéo theo cả khối thai, dẫn đến hiện tượng sảy thai.

Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết?

Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết là điều mà các bà bầu đang rất quan tâm. Bởi có nhiều bà bầu mới phát hiện bị tụ dịch màng nuôi hay bị tụ dịch màng nuôi từ vài ngày đến vài tuần dù được bác sỹ trấn an vẫn không khỏi cảm thấy lo lắng.

Thông thường, sang đến tháng thứ 4, hiện tượng này sẽ hết nếu mẹ làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Do đó, bà bầu không nên quá lo lắng, bởi lo lắng sẽ càng khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn.

Điều quan trọng bây giờ là hạn chế đi lại, vận động nhiều hay là mang vác vật nặng trong giai đoạn này cũng như trong suốt thai kỳ.

Tốt nhất, bà bầu nếu đang đi làm hãy nên xin nghỉ làm ở nhà nghỉ ngơi khoảng một vài tuần để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, cần tăng cường bổ sung nước cùng với hoa quả và rau củ để dễ tiêu, tốt cho sức khỏe.

Giới thiệu bài thuốc đông y chữa tụ dịch màng nuôi

Tụ dịch màng nuôi có thể gây động thai, bà bầu hãy sử dụng củ gai tươi để giúp an thai. Củ gai tươi là một phương thuốc an thai hiệu quả mà không hề có tác dụng phụ.

[caption id="attachment_40618" align="aligncenter" width="700"]tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết Củ gai tươi là bài thuốc Đông y rất tốt cho những bà bầu bị tụ dịch màng nuôi[/caption]

Nếu thai vẫn bình thường, bà bầu vẫn có thể dùng củ gai tươi như một loại thực phẩm bổ dưỡng an thai. Khi nấu gà ác, móng giò, bồ câu...có thể cho thêm củ gai vào tạo thành các món ăn bổ dưỡng; có thể luộc ăn hằng ngày; đun sắc nước để uống có tác dụng rất tốt trong các trường hợp động thai, dọa xảy, có thai ra huyết, tụ dịch màng nuôi, bong màng nuôi…

Vậy là bà bầu đã biết tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết rồi phải không nào? Tụ dịch màng nuôi chưa hẳn sẽ gây sảy thai. Nhưng khi gặp tình trạng này, bà bầu cần cải thiện chế độ ăn uống. Hãy bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để tránh táo bón; giữ cho tâm lý thoải mái không nên lo lắng, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm: Tại sao nhiều bà bầu thấy bụng cồn cào khi mang thai

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây : Giải đáp thắc mắc: Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2PsCKtV
via IFTTT

Mẹ nên làm gì khi lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng

Lưỡi trẻ bị trắng là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Điều này khiến cho nhiều mẹ thấy rất lo ngại vì không biết con mắc bệnh gì không. Thực tế, lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng là do rất nhiều nguyên nhân.  Mẹ nếu không phát hiện kịp thời và xử lý khéo léo sẽ khiến tình trạng tăng nặng thêm, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của trẻ. Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Nguyên nhân khiến lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng?

Lưỡi trẻ sơ sinh thường bị trắng thường do những nguyên nhân chính sau:

Bị nấm miệng

Nấm là thủ phạm hàng đầu làm lưỡi bé bị trắng. Đó là do nấm candida albicans trong khoang miệng phát triển nhanh chóng, dẫn đến môi trường trong khoang miệng bị mất cân bằng. Những mảng bám màu trắng giống như cặn sữa bắt đầu bám chặt vào lưỡi đến mức dùng gạc rơ lưỡi cũng không thể mất đi.

[caption id="attachment_40606" align="aligncenter" width="600"]lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng Có nhiều nguyên nhân khiến lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng[/caption]

Mẹ không vệ sinh thường xuyên lưỡi cho trẻ

Nếu mẹ cho trẻ bú mỗi ngày mà không chú ý vệ sinh lưỡi cho bé khiến sữa còn đọng lại trên thành lưỡi. Càng bú sữa ngoài nhiều thì lưỡi càng dễ bị trắng.  Nếu sau khi uống sữa mà mẹ không vệ sinh lưỡi cho trẻ, lâu ngày lưỡi trẻ sẽ bị nhiều mảng bám trắng hơn, để lâu sẽ có thể bị nấm miệng.

Bị lây nấm từ mẹ

Nếu khi mang thai, mẹ bị nấm candida sẽ dễ khiến bé lây nấm từ mẹ. Vì vậy, khi mang thai, mẹ bị viêm nhiễm đường âm đạo phải nhanh chóng điều trị dứt điểm để bảo vệ sức khỏe của bé.

Bị lây nấm từ vú mẹ

Đầu vú mẹ bị nhiễm nấm thì khi bú, khả năng trẻ bị lây sẽ rất cao. Bởi vậy, để phòng trường hợp đó, mẹ cần vệ sinh đầu ti sạch sẽ trước khi cho con bú, tránh không để bị nứt cổ gà sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nhanh nhất.

Dấu hiệu nhận biết lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng

Trẻ có lưỡi bị trắng do đọng cặn sữa thì khi nhìn vào miệng bé, mẹ sẽ thấy một lớp phủ màu trắng nằm ngay trên mặt lưỡi. Dùng băng gạc quấn đầu ngón tau rồi chà xát nhẹ nhàng là lấy sạch được cặn sữa này.

Trẻ có lưỡi bị trắng do nấm thì quan sát kỹ lưỡi bé, mẹ sẽ thấy những đốm, mảng trắng như sữa đông, phô mai. Tuy nhiên, dùng khăn lau sạch lưỡi vẫn không hết, nguy cơ lưỡi tấy đỏ, thậm chí chảy máu là rất cao

Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có nguy hiểm không?

Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng nếu do bị nấm hay tưa lưỡi thì không làm trẻ cảm thấy đau đớn hay khó chịu gì. Nhưng với một số trường hợp đặc biệt sẽ khiến trẻ khó ăn, biếng ăn, lúc bú sẽ bị đau. Không điều trị sớm, để nấm mọc dày hơn có thể lây lan rất nhanh xuống cổ họng, thực quản, khí quản gây viêm phổi, tiêu chảy rất nguy hiểm.

[caption id="attachment_40607" align="aligncenter" width="650"]lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có nguy hiểm không?[/caption]

Mẹ nên làm gì khi thấy lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng?

Trẻ chỉ bú mẹ bị nhiễm nấm lưỡi thấp hơn. Đồng thời việc vệ sinh lưỡi sau khi bú cũng đơn giản hơn, chỉ cần rơ lưỡi trẻ bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý 2 lần/ngày để làm sạch. Trước khi cho trẻ bú cũng cần vệ sinh qua đầu ti cho an toàn.

Nếu trẻ uống sữa công thức thì sau khi uống xong mẹ nên cho bé uống thêm ít nước lọc để làm sạch lưỡi. Nên rơ lưỡi cho bé hàng ngày, cần tiệt trùng bình sữa, núm ti và các dụng cụ khác.

Nếu trẻ đang trong quá trình ăn dặm thì cũng không nên quên vệ sinh miệng và lưỡi cho trẻ mỗi ngày.

Mẹ nên chú ý gì khi rơ lưỡi cho trẻ?

– Không nên rơ lưỡi khi trẻ đang no hoặc mới ăn xong vì trẻ dễ bị nôn. Thực hiện khi trẻ đang đói và vào buổi sáng là tốt nhất.

– Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ, cắt ngắn móng tay để tránh làm trẻ bị trầy xước.

– Trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không được dùng mật ong rơ lưỡi trẻ.

– Không được cạy các đốm hay mảng trắng trên lưỡi lên sẽ gây chảy máu, nhiễm trùng.

– Chỉ dùng khăn mềm, mỏng nhúng nước ấm để vệ sinh lưỡi.

– Nếu đã cẩn thận vệ sinh khoang miệng cho trẻ thường xuyên mà con vẫn không khỏi hoặc ngày càng nhiều lên thì đưa trẻ đi khám để được tư vấn và kê thuốc hợp lý.

Những cách rơ lưỡi đơn giản tại nhà

Có một số mẹo vặt liên quan đến rơ lưỡi cho trẻ mẹ có thể tham khảo như sau:

Sử dụng rau ngót

Lấy một nắm rau ngót, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi tráng qua nước sôi. Cho vào cối giã nhỏ để lọc lấy nước. Dùng khăn mềm quấn vào đầu ngón tay trỏ rồi thấm nước rau ngót này chấm và lau lưỡi cho bé. Phương pháp này rất thông dụng. Hiện nay, nhiều bà mẹ vẫn thường sử dụng nước rau ngót để chữa tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh thời gian đầu ngay tại nhà rất hiệu quả.

[caption id="attachment_40609" align="aligncenter" width="600"]lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng Những cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà[/caption]

Sử dụng nước trà xanh

Lấy lá trà rửa sạch và đun sôi, nhớ cho thêm vài hạt muối. Đợi cho nước nguội rồi dùng khăn mỏng, mềm, sạch thấm vào nước trà xanh lau lưỡi cho trẻ. Cách chữa này cũng hiệu quả, tuy nhiên vì trong trà xanh có một số chất đặc biệt nên chỉ hợp sử dụng cho trẻ ngoài 6 tháng tuổi.

Sử dụng nước muối loãng

Mẹ có thể pha muối vào nước sôi hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1%. Lấy miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước muối vệ sinh miệng cho trẻ nhẹ nhàng, từ trong ra ngoài khoang miệng.

Vậy là me đã biết mình nên làm gì khi lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng rồi phải không nào? Vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, khi phát hiện thấy những vấn đề bất thường ở lưỡi của bé, cha mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để kiểm tra tình trạng và có phương pháp điều trị kịp thời, dứt điểm nếu cần.

Xem thêm: Nguyên nhân khiến cho bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cách xử lý

Tham khảo bài viết gốc ở : Mẹ nên làm gì khi lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2KZGhRP
via IFTTT

Làm lại chứng minh nhân dân mất bao lâu? Thủ tục làm lại chứng minh nhân dân như thế nào?

Chứng minh nhân dân là giấy tờ tuỳ thân không thể thiếu được đối với mỗi công dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chứng minh của bạn bị làm mờ, bị rách khiến các thông tin không được rõ ràng. Khi gặp những tình huống này bạn phải làm lại chứng minh nhân nhân. Vậy làm lại chứng minh nhân dân mất bao lâu và thủ tục làm lại giấy chứng minh nhân dân như thế nào? Hôm nay, Viknews Việt Nam sẽ giải đáp câu hỏi này cho bạn nhé!!!

Chứng minh nhân dân là gì?

Chứng minh nhân dân là loại giấy tờ có ghi các thông tin tuỳ thân của bạn bao gồm như họ tên, nơi ở hiện tại, hộ khẩu thường trú, có dấu vân tay và dấu vết dị hình riêng,.... Chứng minh nhân dân được cấp bởi công an tỉnh nơi bạn cư trú.

[caption id="attachment_40598" align="aligncenter" width="600"]làm lạ chứng minh mất bao lâu Làm lại chứng minh mất bao lâu[/caption]

Trên chứng minh nhân dân người ta quan tâm nhiều đến số chứng minh nhân dân. Mỗi công dân có một số chứng minh nhân dân khác nhau, có tác dụng phân biệt hồ sơ thông tin của mỗi cá nhân được lưu trên hệ thống thông tin quốc gia.

Chứng minh nhân dân trước kia được làm bằng giấy mềm rồi ép nhựa bên ngoài, tuy nhiên hiện nay, chứng minh nhân dân đã được quy định làm bằng thẻ cứng để thuận tiện theo dõi thông tin và được gọi với tên khác là thẻ căn cước công dân.

Làm lại chứng minh mất bao lâu?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, sau khi nhận đủ giấy tờ yêu cầu làm lại chứng minh nhân dân thì cơ quan công an sẽ tiến hành cấp lại chứng minh nhân dân cho bạn trong thời gian sớm nhất. Đối với những nơi như thành phố, thị xã thì thời gian hoàn thành không quá 7 ngày. Tại vùng núi hoặc hải đảo xa xôi thì thời gian này kéo dài hơn là 20 ngày. Còn lại các khu vực khác không nằm trong phạm vi trên thì không quá 15 ngày.

Trường hợp nào thì bạn được làm lại chứng minh nhân dân?

Không phải trường hợp nào bạn cũng được cấp lại chứng minh nhân dân đặc biệt đối với trường hợp mất chứng minh thì lúc này bạn phải làm lại mà không phải xin cấp lại nữa.

[caption id="attachment_40597" align="aligncenter" width="888"]làm lại chứng minh mất bao lâu Trường hợp làm lại chứng minh nhân dân[/caption]

Giấy chứng minh nhân dân đủ điều kiện cấp lại khi chúng bị rách, bị mờ ảnh, mờ hết thông tin hoặc chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng. Trong trường hợp muốn thay đổi họ tên , ngày tháng năm sinh hoặc thay đổi hộ khẩu thường trú hay đặc điểm nhận dạng thì bạn đều có thể làm thủ tục xin được cấp lại chứng minh.

Cấp lại chứng minh nhân dân và đổi lại chứng minh nhân dân hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp đổi chứng minh nhân dân thì bạn sẽ bị thu hồi giấy chứng minh nhân dân cũ đang sử dụng.

Thủ tục đổi chứng minh nhân dân bao gồm những gì?

Theo quy định của pháp luật về thủ tục đổi giấy chứng minh nhân dân, để đổi giấy chứng minh nhân dân bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

Đơn trình bày lí do muốn làm lại giấy chứng minh nhân dân có sự xác nhận của uỷ ban, xã phường, thị trấn nơi đăng kí hộ khẩu thường trú. Trên đơn này có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của cơ quan địa phương. Bạn làm lại chứng minh vì lí do gì thì ghi đúng theo lí do đó vào trong tờ đơn.

[caption id="attachment_40596" align="aligncenter" width="600"]làm laiji cmnd mất bao lâu Thủ tục làm lại chứng minh nhân dân[/caption]

Khi đến cơ quan công an huyện bạn cần xuất trình hộ khẩu thường trú của mình và điền thông tin vào tờ kê khai làm lại chứng minh nhân dân.

Sau đó, cơ quan công an sẽ lấy vân tay bạn một cách thủ công hoặc qua máy để in vào tờ khai là giấy chứng minh nhân dân và in trên giấy chứng minh nhân dân. Chú ý khi đến cơ quan công an làm lại chứng minh nhân dân bạn phải mang theo chứng minh cũ để lưu lại chung vào hồ sơ. Thủ tục làm lại chứng minh nhân dân sẽ mất phí, bạn nên chuẩn bị trước khi đến làm thủ tục.

Chứng minh nhân dân là vật không thể thiếu của mỗi công dân, ngay khi có dấu hiệu chứng minh không sử dụng được nữa bạn nên đến ngay cơ quan công an để được xin đổi lại để đảm bảo trong các trường hợp cần sử dụng và quyền lợi của bản thân.

Xem thêm: Hoa dạ yến thảo sống được bao lâu? Cách chăm sóc hoa dạ yến thảo

Đọc nguyên bài viết tại : Làm lại chứng minh nhân dân mất bao lâu? Thủ tục làm lại chứng minh nhân dân như thế nào?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2UUnV9x
via IFTTT

Uống acnotin bao lâu thì hết mụn? Acnotin có những loại nào?

Acnotin là một loại thuốc trị mụn khá mới trên thị trường. Hiện sản phẩm này được rất nhiều người tiêu dùng đón nhận và dành những lời khen rất tích cực. Vậy uống acnotin bao lâu thì hết mụn và Acnotin có những loại nào? Hôm nay, Viknews Việt Nam sẽ giới thiệu sản phẩm này tới bạn nhé!!!!

Mụn-nỗi lo lắng chung của mọi người

Da mặt là nơi rất nhạy của cơ thể, vị trí này không được che chắn và thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường và các loại mỹ phẩm khiến chúng rất nhạy cảm. Việc da mặt bị lên những vết mụn như trứng cá, mụn bọc, mụn đầu đen,... không còn là điều gì quá xa lạ, tuy nhiên chúng lại là nỗi lo lắng và ám ảnh đến nhiều người đặc biệt là những bạn trẻ đang trong giai đoạn trưởng thành.

[caption id="attachment_40586" align="aligncenter" width="612"]UỐNG ACNOTIN BAO LÂU THÌ HẾT MỤN Mụn-nỗi lo chung của mọi người[/caption]

Mụn ảnh hưởng rất nhiều đến ngoại hình, khiến chúng ta không được tự tin về khuôn mặt, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Đôi khi, việc bạn bị mụn sẽ là chủ đề bàn tán của người khác khiến bạn không được thoải mái. Nếu không được chữa trị kịp thời hoặc chữa trị không đúng cách rất dễ để lại sẹo trên gương mặt. Làm thế nào để làm biến mất nỗi lo lắng này?

Hiện nay, trên thị trường rất ưa chuộng thuốc trị mụn acnotin. Sản phẩm hiện đón nhận được rất nhiều lời khen đến từ người tiêu dùng và chuyên gia. Vậy thực sự sản phẩm này có tốt hay không? Hay đó chỉ là những lời quảng cáo sáo rỗng?

Thuốc trị mụn Acnotin

Thuốc trị mụn acnotin trong thành phần có chứa isotretionin, hoạt chất này có tác dụng ức chế hoạt động và làm giảm kích thước của tuyến bã nhờn khiến các mụn trên mặt được đẩy hết ra ngoài và hạn chế sự hình thành các vết mụn mới dưới da.

[caption id="attachment_40585" align="aligncenter" width="700"]uống acnotin bao lâu thì hết mụn Uống acnotin bao lâu thì hết mụn[/caption]

Acnotin được chia thành hai sản phẩm chính đó là acnotin 10mg và acnotin 20mg với mỗi loại sản phẩm lại dành cho những đối tượng khác nhau. Acnotin 10mg có thể loại bỏ mụn trứng cá, mụn bọc, mụn sưng viêm,.... Acnotin 20mg với thành phần isotretionin cao hơn dùng trong trường hợp có mụn trứng cá nặng, mụn nang, hoặc khi dùng các loại thuốc khác mà không đem lại hiệu quả nhiều cho gương mặt.

Uống acnotin bao lâu thì hết mụn?

Đây là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc. Acnotin tác dụng trực tiếp đến nguyên nhân trực tiếp gây ra mụn nên thời gian chữa trị có phần lâu hơn các phương pháp khác như lăn kim, đắp mặt nạ,... Tuy nhiên, các bạn có thể yên tâm rằng gương mặt bạn sẽ không bị tái phát sau đó.

[caption id="attachment_40587" align="aligncenter" width="700"]uống acnotin bao lâu thì hết mụn Acnotin 20mg[/caption]

Tuỳ vào tình trạng cơ thể mỗi người mà thời gian chữa trị mụn có thể khác nhau, thông thường việc chữa trị kéo dài từ 3-5 tháng. Qua mỗi tháng làn da của bạn sẽ cảm nhận được những sự thay đổi rõ rệt. Trong hai tháng đầu tiên, mụn sẽ được làm nhỏ lại và hầu như không hề thấy các vết mụn mới xuất hiện thêm trên làn da. Đến tháng thứ ba, các đầu mụn sẽ khô và săn lại không còn mưng mủ như trước nữa. Tháng thứ 4, các đầu mụn sẽ được đẩy lên trên gương mặt, bạn cần tiến hành loại bỏ hoàn toàn nhân mụn này ra. Tuy nhiên, không nên thực hiện tại nhà vì có thể để lại sẹo, bạn nên đến các cơ sở làm đẹp uy tín để thực hiện.

Sau khi lấy hết nhân mụn, gương mặt của bạn sẽ đẹp hơn vào tháng thứ 5, thời điểm này không nên sử dụng thuốc nữa mà nên tập trung vào chữa trị và làm lành các vết thương trên da để mụn không tái phát.

Acnotin có an toàn hay không?

Bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm này hoàn toàn an toàn nếu bạn sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Vì sản phẩm này khá nhạy cảm, nên trước khi sử dụng nên được các bác sĩ tư vấn cho đúng cách. Trong một số trường hợp sử dụng quá liều khiến cho người dùng bị khô môi, khô mắt,... Sản phẩm được chống chỉ định dùng cho người có tiền sử liên quan đến men gan, mỡ trong máu và không được cho trẻ dưới 15 tuổi sử dụng acnotin.

Bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng trước khi sử dụng sản phẩm này nhé!!!

Xem thêm: Hoa dạ yến thảo sống được bao lâu? Cách chăm sóc hoa dạ yến thảo

 

Coi thêm tại : Uống acnotin bao lâu thì hết mụn? Acnotin có những loại nào?



from Viknews.com - Feed http://bit.ly/2Pp6CYa
via IFTTT